Chính sách ưu đãi
Download mẫu thiết kế

Top 11 Kỹ Thuật In Được Sử Dụng Trong Sản Xuất

Tháng Sáu 20, 2023

Trong những năm gần đây, công nghệ in ấn đang phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong ngành sản xuất. Sau đây hãy cùng Túi Vải Giá Rẻ tìm hiểu các kỹ thuật in phổ biến trên thị trường hiện nay.

ky-thuat-in-02
Kỹ thuật in hiện nay

Kỹ thuật in là gì? 

Kỹ thuật in là phương pháp sử dụng mực in để tái tạo ra hình ảnh, nội dung, họa tiết…trên các chất liệu in khác nhau như vải, giấy, nilon.

ky-thuat-in-05
Kỹ thuật in là gì?

Có bao nhiêu kỹ thuật in ấn sử dụng phổ biến trong sản xuất?

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, kỹ thuật in trong lĩnh vực sản xuất và quảng cáo rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu và mục đích riêng của khách hàng. Trong đó chúng ta phải kể đến 5 kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay: in offset,  in kỹ thuật số, in lụa, in trục đồng và in flexo.

ky-thuat-in-06
Kỹ thuật in lụa

Top 11 kỹ thuật in ấn được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất

Kỹ thuật in offset

Kỹ thuật in offser phổ biến nhất trong ngành in ấn, các hình ảnh dính lớp mực được in trên các tấm cao su( tấm ofset) sau đó sẽ ép lên bề mặt vật liệu cần in. Hiện nay, kỹ thuật in offset thạch bản ra đời để hạn chế tình trạng mực in dính lên vật liệu in.

ky-thuat-in-07
Kỹ thuật in offset

Kỹ thuật in lụa

Tên của kỹ thuật in lụa bắt nguồn từ bản lưới của khuôn in là tơ lụa. Ngày nay, khuôn lụa được thay bằng kim loại, vải bông, vải sợi, in ấn các lại túi vải không dệt,…nên có tên gọi khác là in lưới. In lụa dựa trên nguyên lý thẩm thấu mực: mực in được đổ vào khuôn và được gạt qua dao gạt cao su, dưới áp lực khi lưỡi dao gạt đi qua mực in sẽ thấm xuống lưới và in lên vật liệu. 

ky-thuat-in-08
Kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in flexo

Đây là kỹ thuật in trực tiếp bằng bản in nổi và mực in được cấp cho khuôn in qua trục anilox. Bề mặt trục được khắc lõm các ô chi tiết và nhúng một phần vào máng mực. Các ô lõm sẽ được mực in lấp vào và đi qua dao gạt bề mặt. Khuôn in nhận mực in trong các ô khi tiếp xúc với trục, sau đó sẽ truyền ép mực in trực tiếp lên vật liệu in.

ky-thuat-in-09
Kỹ thuật in flexo

Xem thêm: https://tuivaigiare.com.vn/danh-muc/tui-vai-bo-canvas/

In kỹ thuật số

In kỹ thuật số còn được biết đến như công nghệ in 2D. Quy trình in được thực hiện tự động bằng máy in hiện đại cho ra hình ảnh chất lượng cao, sắc nét.

ky-thuat-in-10
In kỹ thuật số

Kỹ thuật in ống đồng

In ống đồng (in lõm) được thực hiện dưới dạng cuộn bằng trục kim loại mạ đồng. Trục được khắc các phần tử in và nhúng qua máng mực, mực sẽ tràn vào và lấp đầy các phần lõm. Qua hệ thống dao gạt loại bỏ lớp mực trên bề mặt khuôn, mực còn trong các phần lõm sẽ truyền sang vật liệu dưới áp lực in.

ky-thuat-in-11
Kỹ thuật in ống đồng 

Kỹ thuật in typo

Kỹ thuật in typo có nguồn gốc lâu đời từ giữa thế kỷ XV, sử dụng khuôn in nổi. Nguyên lý in khá đơn giản: cácphần tử cần in sẽ nằm cao hơn, vì vậy khi chà mực lên khuôn, các phần cao hơn sẽ nhận mực in và in lên vật liệu để tạo ra nội dung mong muốn.

ky-thuat-in-12
Kỹ thuật in typo

Kỹ thuật in AB

 Đây là kỹ thuật in hai mặt khác nhau, sau khi in xong 1 mặt sẽ phải thay đổi bộ kẽm mới để in mặt thứ 2. Kỹ thuật in AB có chi phí khá cao vì phải sử dụng cùng lúc hai bộ film mới.

Kỹ thuật in tự trở

Kỹ thuật in tự trở thực hiện khi in 2 mặt giống nhau, in xong 1 mặt máy in tự trở đầu in tiếp mặt còn lại.

ky-thuat-in-13
Kỹ thuật in tự trở

Kỹ thuật in proof

Đây là kỹ thuật in mẫu, in thử dùng cho việc kiểm duyệt màu sắc bản in  có đúng chuẩn như bản thiết kế trên máy. Nếu có sai sót chỉ cần điều chỉnh trên file trước khi sản xuất hàng loạt trong in offset.

ky-thuat-in-14
Kỹ thuật in proof

Kỹ thuật in UV

Đây là kỹ thuật in phun trực tiếp, mực in UV phun phủ lên bề mặt vật liệu in bằng đầu phun công nghiệp và được làm khô nhanh chóng bằng hệ thống đèn sấy UV. In IV là kỹ thuật in cao cấp nhất tương đương với in Offset với bản in thành phẩm có màu mực sắc nét và độ bền màu tuyệt đối. 

ky-thuat-in-15
Kỹ thuật in UV

Kỹ thuật in thạch bản

Kỹ thuật in thạch bản( hay còn gọi in đá, in lito) là phương pháp in trên bề mặt nhẵn. Công nghệ in 3D này ra đời từ năm 1978, lúc ban đầu bề mặt in được làm từ đá vôi và quét dầu lên, về sau bản in được thay bằng kim loại. Đây là kỹ thuật in được ứng dụng trong sản xuất thiết bị bán dẫn.

Xem thêm: https://tuivaigiare.com.vn/danh-muc/tui-vai-day/

So sánh 5 kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Kỹ thuật in

Chất lượng bản in

Hình thức in

Chất liệu 

Thời gian hoàn thành 

Chi phí sản xuất 

In offset 

Độ bền cao, Hình ảnh sắc nét

In tờ rời, tờ gấp 

Chất liệu có bề mặt phẳng 

Tốc độ in nhanh 

Tiết kiệm tối đa chi phí khi in số lượng ít 

In flexo 

Hình ảnh có màu sắc đồng đều, đa dạng màu sắc sinh động hình ảnh chân thực 

In cuộn, in tờ

Bề mặt chất liệu khác nhau 

Tốc độ in chậm

Giá rẻ

In kỹ thuật số

Hình ảnh in sắc nét

In tờ

Đa dạng chất liệu,  kích thước 

In nhanh 

In số lượng ít giá thành rẻ hơn in offset 

In lụa

Hình ảnh in đơn giản, độ sắc nét kém, hạn chế về màu sắc, có tình trạng bị lem màu

In tờ

Trên mọi chất liệu 

In chậm nên chỉ áp dụng khi in số lượng ít

Giá thấp hơn in offset, in flexo 

In trục đồng 

Hình ảnh sắc nét, chất lượng in cao

In cuộn

Trên mọi chất liệu, khó thực hiện trên bề mặt vật liệu quá dày

In nhanh 

Giá rẻ khi in số lượng lớn 

Qua bài viết trên, Túi Vải Giá Rẻ đã cung cấp những thông tin chi tiết về các kỹ thuật in hiện đại trong lĩnh vực in ấn. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được loại kỹ thuật in phù hợp với nhu cầu của mình.

Đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan