Chính sách ưu đãi

Vải Không Dệt – Định Nghĩa, Phân Loại Và Ứng Dụng

Tháng Tám 15, 2024

Vải không dệt là một trong những chất liệu được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Có thể áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Vậy vải không dệt là gì? Có mấy loại? Vải không dệt có các ưu nhược điểm gì và ứng dụng ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt (tên tiếng Anh là Non – woven fabric) là loại vải không được sản xuất bằng cách đan dệt thông thường mà tổng hợp từ các hạt nhựa, sợi vải theo phương pháp cơ học hoặc nhiệt học để kết nối các sợi với nhau. Điều này tạo ra một mạng lưới sợi không liên kết chặt chẽ, thay vì phải chuyển đổi sợi thành sợi như trong quá trình dệt truyền thống.

Vải không dệt có thể được sử dụng một lần, có tuổi thọ hạn chế hoặc cực kỳ bền bỉ tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Nguyên liệu chính của vải không dệt là polypropylene (PP) và polyester (PET), bên cạnh đó còn sử dụng các loại nguyên liệu khác như Nylon (PA), sợi Viscose, sợi Acrylic, sợi Polyethylene (HDPE), và sợi Clo (PVC).

Vải không dệt
Vải không dệt

Nguồn gốc của vải không dệt

Theo ghi chép, nguồn gốc vải không dệt xuất phát điểm từ các búi len. Câu chuyện bắt đầu từ việc các lữ khách di chuyển trên sa mạc, để bảo vệ bàn chân họ đã dùng búi len lót vào dép. Dưới trọng lực của cơ thể, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm đã làm các búi len trở nên mềm xốp hơn.

Đến thế kỷ 19 tại nước Anh, kỹ sư Garnett chính là người tạo thiết bị cắt lượng chất xơ thừa trong quá trình sản xuất thành dạng sợi để làm ruột gối. Sau đó, ông tiếp tục gắn các sợi này lại bằng keo. Đó được xem là tiền thân của vải không dệt.

Các loại vải không dệt thường thấy

Vải không dệt xăm kim

Vải không dệt xăm kim (Needle punched nonwoven fabric) có đặc điểm gần giống như vải nỉ, tổng hợp từ sợi polyester hoặc sợi Polypropylene. Vải có độ dày và khả năng thoát nước tốt, chống tĩnh điện, chống khuẩn.

Vải không dệt xăm kim
Vải không dệt xăm kim

Vải không dệt Spunlace

Vải được sản xuất trực tiếp từ các loại hạt polymer, xơ sợi ngắn hoặc filament. Vải không dệt Spunlace có hoặc không có hoa văn trên bề mặt. Vải có đặc tính mềm, không đổ lông, cấu tạo từ những sợi tơ cực mảnh, đan kết chặt chẽ nên không dễ rách. 

Vải không dệt Spunlace
Vải không dệt Spunlace

Vải không dệt PP

Vải có thành phần cấu tạo từ sợi Polypropylene (PP), là một loại nhựa nhiệt dẻo rất thân thiện với môi trường. Vải PP không dệt được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc và công nghiệp bao bì.

Vải không dệt pp
Vải không dệt PP

Vải không dệt Meltblown

Vải không dệt Meltblown được sản xuất theo phương pháp đùn sợi polymer nóng chảy qua khuôn thẳng có chứa những lỗ sợi nhỏ để tạo thành các sợi mỏng dài. Loại vải này thường pha thêm sợi Spunbond để tạo thành vải SMS.

Vải không dệt Meltblown
Vải không dệt Meltblown

Quy trình sản xuất vải không dệt

Bước 1: Xử lý sợi

Các loại sợi Polypropylene, Polyester, sợi cotton, rayon… được làm sạch, chải và cắt thành sợi dài.

Bước 2: Nhuộm màu( nếu cần)

Các sợi tổng hợp đem đi nhuộm màu theo các phương pháp khác nhau để tạo ra màu sắc mong muốn. 

Bước 3: Trộn sợi

Các loại sợi này được trộn đều bằng tay hoặc máy để tạo thành hỗn hợp.

Bước 4: Liên kết sợi

Hỗn hợp sợi trải qua quá trình liên kết bằng nhiệt hoặc dung môi hóa chất.

Bước 5: Tạo tấm

Sợi được đưa vào máy ép để nén chặt các sợi vải lại thành tấm mỏng.

Bước 6: Kiểm tra thành phẩm 

Các tấm vải này sẽ được xử lý bề mặt và kiểm tra lần cuối để đưa ra thành phẩm hoàn thiện nhất.

Bước 7: Cuộn vải

Tấm vải được cắt theo khổ và cuộn lại từng cuộn lớn, sau đó đóng gói sẵn sàng cho việc phân phối.

Ưu và nhược điểm của vải không dệt

Ưu điểm 

  • Độ bền cao

Vải không dệt có độ bền, tính đàn hồi cao. Vải có khả năng chịu lực tốt với trọng tải 3-10kg, không bị bục rách, đứt hay bong tróc khi sử dụng.

  • Thoáng khí

Vải có đặc trưng mỏng nhẹ, mềm mại và thoáng khí nên được sử dụng rộng rãi trong may quần áo, túi xách, đồ gia dụng…

  • Thân thiện với môi trường 

Một đặc tính được đánh giá cao của vải không dệt là khả năng tự phân hủy ngoài tự nhiên trong khoảng 5-7 năm. 

Vải không dệt còn dễ tái chế mà không gây ô nhiễm môi trường và rất an toàn với sức khỏe người dùng.

  • Dễ in ấn 

Vải không dệt rất dễ in ấn thông tin, hình ảnh và có độ bền màu, lâu phai theo thời gian.

Bề mặt vải cho phép in ấn để quảng cáo thương hiệu nhờ khả năng hiển thị hình ảnh sắc nét.

  • Giá rẻ

Giá thành vải khá rẻ so với các chất liệu khác như vải dệt, vải dù nhưng chất lượng vẫn tương đương nhau.

Sử dụng vải không dệt là cách người tiêu dùng tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất.

ưu điểm vải không dệt
Vải không dệt có ưu điểm bền, thân thiện môi trường

Nhược điểm 

  • Dễ cháy

Vải không dệt được nén ở nhiệt độ cao nên rất  dễ bắt lửa. Khi sử dụng sản phẩm làm từ chất liệu này cần tránh xa nguồn nhiệt.

  • Khó bảo quản 

Vải không dệt thấm hút tốt nên khi gặp nước sẽ trở nên kém bền do các phân tử nước phá hỏng cấu trúc vải.

Ứng dụng vải không dệt trong đời sống

  • Lĩnh vực y tế: Dùng để sản xuất các sản phẩm y tế như băng gạc, khẩu trang; quần áo phẫu thuật, tấm chắn cách ly, băng dán…
Vải không dệt trong y tế
Vải không dệt trong y tế
  • Sản phẩm tiêu dùng: Sản xuất khăn lạnh, khăn vải, tã lót, tủ vải, vải lót thảm, sofa, đồ nội thất…
  • Lĩnh vực công nghiệp: Sản xuất vật liệu cách âm, giấy lọc, màng lọc nước, lưới lọc cho máy lọc không khí…
Khẩu trang vải không dệt
Khẩu trang vải không dệt
  • Lĩnh vực nông nghiệp: Làm tấm bạt, màng che cho cây trồng, vườn ươm nhằm che nắng che mưa, ngăn sâu bọ, côn trùng.
Vải không dệt ứng dụng trồng cây
Vải không dệt ứng dụng trồng cây
  • Lĩnh vực may mặc: Dùng để may quần áo, nón bảo hiểm, miếng lót giày, tất chân; khăn trải bàn, thảm, màn, rèm cửa và các loại túi xách.
túi vải không dệt
Túi vải không dệt

Qua bài viết trên bạn đã biết vải không dệt là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng của loại vải này. Nếu bạn cần thêm thông tin về vải không dệt, hay cần đặt may túi vải không dệt chất lượng cao hãy liên hệ với Túi Vải Giá Rẻ để được hỗ trợ.

Xem thêm: Cách May Túi Vải Có Dây Kéo Tại Nhà Đơn Giản

Đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan