Chính sách ưu đãi

In Lụa Là Gì? Tìm Hiểu Ngay Quy Trình In Lụa Và Phân Loại

Tháng Ba 7, 2024

Phương pháp in lụa được biết đến là phương pháp in được thị trường ưa chuộng và sử dụng hầu như trên tất cả các lĩnh vực. Mặc dù phương pháp in lụa xuất hiện từ rất lâu đời nhưng công nghệ in lụa vẫn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội và được nhiều cơ sở in ấn áp dụng phổ biến nhất. Phương pháp in lụa có nguyên lý vô cùng đơn giản. Nhờ vào sự thẩm thấu của mực in đi qua khung lưới nguyên lý chỉ lấy một phần mực in và in lên vật liệu. Một số mắt lứi khác đã được bịt kín bởi keo hoặc hóa chất chuyên dùng. Để hiểu rõ hơn về công nghệ in lụa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhưng thông tin sau nhé!

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-01
Công nghệ in lụa trên vải 

In lụa là gì?

In lụa hay còn gọi là in lưới. Đây là phương pháp in có nguồn gốc sử dụng lụa làm lưới của khuôn in và sử dụng trong quá trình in. Người ta tiến hành đặt khuôn in lên bề mặt vật thể và cho mực thấm lên khuôn in. Từ khuôn in sẽ bám lên vật liệu cần in còn những phần không in sẽ được giữ lại trên bề mặt của lưới lọc. Hiện nay, với sự phát triển người ta đã thay thế lụa cho vải hoặc da…Phương pháp in lụa được sử dụng thủ công, in bằng tay. Mặc dù là phương pháp in có từ lâu đời những hiện được nhiều xưởng in áp dụng và đạt được hiệu quả cao trong in ấn.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-02
Công nghệ in lụa

Lịch sử phát triển phương pháp in lụa

In lụa được biết là công nghệ in ấn xuất hiện từ xa xưa, sau hàng nghìn năm đổi mới công nghệ, in lụa có sự thay đổi đáng kể. Năm 1925, in lụa được áp dụng như ngành công nghiệp. Đầu tiện người ta sử dụng các loại tơ tằm kéo căng trên các khuôn làm bằng gỗ. Đồng thời trực tiếp gắn các khuôn ảnh bên dưới để in ấn ra nhiều hình ảnh giống nhau. Mãi cho đến năm 1914, John Pilsworth đã phát minh ra công nghệ in ấn nhiều màu tại San Francisco. Theo thời gian cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ in lụa được áp dụng in trên rất nhiều bề mặt vật liệu như gỗ, mica, kim loại, thủy tinh…Một số vật liệu khó hơn như gạch men, gốm, cốc, chén cũng được áp dụng công nghệ này.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-03
In kéo lụa trên vải

Phân loại phương pháp in lụa

Phân loại kỹ thuật in lụa sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới đây sẽ là 3 cách phân loại dễ hiểu nhất cho người đọc nhé!

Cách thức khuôn in

Dựa vào đặc điểm của khuôn in người ta có thể chia các hình thức phổ biến của in lụa như:

    • In lụa trên bàn in thủ công.
    • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác.
    • In lụa trên máy in tự động.
tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-04
Cách thức khuôn in

Dựa vào hình dạng khuôn in

    • In dùng khuôn lưới phẳng
    • In dùng khuôn lưới tròn
tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-06
Dựa vào hình dạng khuôn in

Dựa theo phương pháp in

    • In trực tiếp.
    • In phá gắn.
    • In dự phòng.
tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-07
Dựa theo phương pháp in

Phương pháp in lụa cần chuẩn bị gì?

Vật liệu cần in

Hãy sử dụng vật liệu cần in như túi vải canvas, đồng phục, giấy, ly nhựa, ly sứ, thiệp cưới,….

Khuôn in

Khuôn in là một khuôn được chế tạo bởi các công nhân in. Khuôn in có hình dạng khác nhau và tùy thuộc vào sản phẩm của các xưởng sản xuất. Khuông in định vị lưới in, nơi chứa mực in, mực in sẽ thẩm thấu qua vật liệu cần in.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-08
Khuôn in lụa

Lưới in

Lưới in có cấu tạo từ tơ lụa hoặc chất liệu bất kỳ. Gồm 2 phần cho mực in đi qua và không cho mực in đi qua.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-09
Lưới in

Mực in

Mực in là chất liệu có độ dẻo chứ không lỏng như các loại mực khác để in lên vật liệu in. Các loại mực in được sản xuất theo từng màu khác nhau. Khi in các công nhân sẽ thực hiện trộn các màu này lại với nhau theo tỷ lệ phù hợp để tạo ra những tone màu mà họ mong muốn.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-4
Mực in lụa

Thanh gạt

Thanh gạt là một trong những vật liệu quan trọng trong in ấn. Thanh này được làm bằng gỗ và cao su, chúng có độ dài khác nhau tùy thuộc vào khuôn in. Công dụng của thanh này là dùng gạt đều mực ra bề mặt vật đang in ấn.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-15
Thanh gạt

Bàn in

Bàn in là nơi cố định vật in để vật không bị di chuyển hoặc gây khó khăn trong quá trình in lụa. Các công nhân sẽ tráng một lớp keo lên bề mặt để cố định sản phẩm.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-11
Bàn in lụa

Ưu và nhược điểm phương pháp in lụa

Ưu điểm

    • In ấn trên nhiều chất liệu: không giống như các công nghệ in ấn khác, mặc dù xuất hiện từ lâu đời nhưng in lụa cho phép in ấn trên bề mặt nhiều vật liệu in khác nhau từ bề mặt nhẵn cho đến thô ráp; từ vật liệu cứng bền bỉ cho đến các vật liệu mỏng nhẹ như vải…Khả năng in ấn trên bề mặt vô cùng tuyệt vời và cho ra chất lượng in tốt, do đó in lụa được thị trường đánh giá cao và sử dụng cực kỳ phổ biến.
    • In được nhiều hình dạng, kích thước: đối với công nghệ in lụa, có thể in với mọi hình dạng, kích thước đa dạng khác nhau từ mỏng như tờ giấy cho đến khối kim loại hay ngay cả bức tường. Theo đó, các hình dạng khác nhau như tròn, cong hay vô định hình đều có thể áp dụng công nghệ in lụa.
    • Khuôn in dùng cho nhiều vật liệu in: đối với kỹ thuật in lụa, chỉ cần bạn có sẵn khuôn in. có thể tiến hành in trên rất nhiều vật liệu khác nhau và có độ bền rất tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cần đảm bảo đúng cách, độ bền cao nhé!
    • In được nhiều màu: không giống với các khuôn in khác, đối với in lụa trên cùng một khuôn in có thể in ra nhiều màu.
tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-05
In lụa công nghiệp

Xem thêm: Các sản phẩm túi vải không dệt in bằng phương pháp in lụa.

Nhược điểm

Một trong những nhược điểm tồn tại trong kỹ thuật in lụa phải kể đến đó chính là tốc độ in. In lụa cho ra tốc độ in chậm hơn và còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của kỹ thuật và chất lượng khuôn in. So với các kỹ thuật in ấn hiện đại thì chất lượng trong in lụa cũng có một số hạn chế nhất định.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-21
In lụa gia công trên vải

Ứng dụng kỹ thuật in lụa

Hiện nay in lụa là một trong những kỹ thuật in được sử dụng phổ biến ở hầu hết các xưởng in ấn. Ứng dụng của phương pháp in này rất đa dạng được thực hiện gia công trên nhiều sản phẩm khác nhau như: 

    • In lụa trên áo thun, đồng phục
    • In lụa túi vải canvas, in trên thiệp cưới, biểu mẫu, poster.
    • In trên đĩa, chén, bát, ly nhựa, ly thủy tinh.

Chúng tôi chỉ đề xuất một số sản phẩm đặc trưng.

Quy trình in lụa áo thun & túi vải tại Túi Vải Giá Rẻ

Để hiểu rõ về quy trình in lụa gia công, hãy cùng tìm  hiểu ngay thông tin sau nhé!

Bước 1: Thiết kế file in

Trước khi đưa vào in ấn người ta sẽ tiến hành thiết kế file in theo yêu cầu. Thông thường công đoạn này sẽ được phần mềm thiết kế đồ họa trở thành chuyên dụng hơn hoặc một số trường hợp vẽ tay. Sau khi có file in người ta sẽ tiến hành phân tích file và xuất ra những tấm phim đại diện cho màu sắc cụ thể cho thiết kế.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-23
Thiết kế file in

Bước 2: Thiết kế khuôn in

Thông thường khuôn in được làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ và được thiết kế sao cho phù hợp nhất với kích thước của file in. Sau đó người ta sẽ sử dụng keo chuyên dụng để tráng lên bề mặt khuôn in và sấy khô sau đó chụp phim.

tim-hieu-ve-phuong-phap-in-lua-8
In lụa công nghiệp

Bước 3: Tiến hành in lụa lên sản phẩm

Tùy theo hình dạng của vật liệu cần in mà người ta sẽ có phương pháp in ấn phù hợp nhất. Thông thường người ta sẽ cố định khuôn in và quét mực lên khuôn in và cho mực bám vào vật liệu cần in.

Mặc dù là phương pháp in ấn từ lâu đời nhưng kỹ thuật in lụa vẫn không lỗi thời và được thị trường áp dụng rất phổ biến. Để hiểu rõ hơn về công nghệ in lụa, quý khách có thể liên hệ trực tiếp về phía công ty Túi Vải Giá Rẻ để được phía nhân viên hỗ trợ nhanh chóng nhé! Chắc chắn những thông tin trên đã giúp cho quý khách hàng có những kiến thức cơ bản về phương pháp in ấn truyền thống lâu đời nhất hiện nay.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu – In Chuyển Nhiệt Là Gì? Ưu Nhược Điểm In Chuyển Nhiệt.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bài viết liên quan